Boxing – Bộ môn thể thao huyền thoại

Thanh Nguyen

|

11:18 23/02/2024

Share

artLIVE – Boxing là bộ môn thể thao đã xuất hiện trên thế giới từ rất lâu. Trải qua nhiều sự thay đổi, cho đến ngày nay bộ môn này vẫn rất phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Boxing là một môn thể thao đầy tính nghệ thuật chủ yếu sử dụng bằng nắm đấm và di chuyển chân. Theo truyền thống, boxing còn được gọi là “pugilism”, nghĩa đen là “đánh đấm”. Ở khía cạnh thi đấu, bộ môn này có thể xem như một trận đối kháng giữa hai người, diễn ra trên một nơi gọi là võ đài. Còn ở khía cạnh thể thao, bộ môn này sẽ giúp người chơi nâng cao sức khỏe rất nhiều.

Nguồn gốc và sự phát triển của boxing

Đến hiện tại, nguồn gốc của boxing vẫn chưa được xác định rõ ràng, dù có rất nhiều tư liệu về nguồn gốc của nó. Tuy nhiên, qua một bức điêu khắc của người Sumer thì boxing có khả năng đã xuất hiện vào khoảng thiên niên kỷ thứ 3 TCN.

boxing_the_thao
Bức tranh của Minoan về boxing, từ bức bích họa Akrotiri, Hy Lạp vào khoảng năm 1650 TCN. Ảnh: punchermedia.com

Ở La Mã cổ đại, bộ môn boxing rất phổ biến, đặc biệt là những trận đấu dưới sự theo dõi của khán giả giữa các đấu sĩ. Những đấu sĩ sẽ đeo găng tay và đệm răng trong lúc thi đấu để bảo vệ an toàn cho cơ thể. Tuy nhiên, ở giai đoạn này các bao tay bằng da được thay thế bằng găng tay kim loại đính đá, điều này đã dẫn đến cái chết cho rất nhiều đấu sĩ. Bộ môn này gần như biến mất hoàn toàn sau khi Đế chế La Mã sụp đổ. 

Một lần nữa, boxing đã trở lại ở Anh vào thế kỷ 17 với hình thức đấu tay không. Lần này, nó trở nên phổ biến hơn, bằng chứng cho thấy là các nhà quý tộc đã đổ rất nhiều tiền cho các đấu sĩ yêu thích của họ. Chính vì điều này mà việc thi đấu trở nên có tổ chức hơn.

Năm 1867, Quy tắc Queensberry được ban hành, mở đường cho môn boxing hiện đại bằng cách tiêu chuẩn hóa kích thước võ đài, độ dài hiệp đấu và hành vi. Theo quy tắc này, mỗi trận đấu thường bao gồm một số hiệp nhất định trong ba phút, có thể lên đến 12 hiệp. Các quy tắc cũng yêu cầu các võ sĩ phải đeo găng tay, điều này đã thay đổi môn thể thao này mãi mãi. Giờ đây, võ sĩ có thể đánh mạnh hơn, tăng mức độ chấn thương có thể gây ra trong trận chiến.

Những thể loại boxing

Muay Thái: Là môn quyền anh có xuất phát từ Thái Lan. Bộ môn kết hợp giữa các đòn đầu gối, cùi chỏ, nắm đấm và ống chân.

boxing_the_thao
Muay Thái có xuất phát từ Thái Lan. Ảnh: onefc.com

Kickboxing: Thể loại này được kết hợp giữa hai kỹ thuật đá và đấm, có lịch sử phát triển từ karate, muay Thái và boxing của phương Tây. Kickboxing được thực hành để tự vệ, tập thể dục, hay như một môn thể thao tiếp xúc.

boxing_the_thao
Thể loại này được kết hợp giữa hai kỹ thuật đá và đấm. Ảnh: kreedon.com

Shadow boxing: Trước những trận đấu các võ sĩ thường tập luyện bằng cách đấm vào không trung, tưởng tượng đối thủ đang ở trước mặt. Điều này giúp họ có thể làm quen trước với nhịp độ của trận đấu.

boxing_the_thao
Trước những trận đấu các võ vì thường tập luyện bằng cách đấm vào không trung. Ảnh: boxingroyale.com

Fitness boxing: Như tên gọi của nó thể loại này được kết hợp giữa boxing và fitness. Đây chỉ là một hình thức tập luyện boxing bằng cách đấm vào những bao đấm.

boxing_the_thao
Thể loại này được kết hợp giữa boxing và fitness. Ảnh: freepik.com

Một số kỹ thuật cơ bản của boxing

Có ba phong cách gắn liền với những kỹ thuật chơi boxing cơ bản được công nhận rộng rãi:

1. Phong cách Swarmer

Phong cách Swarmer trong boxing là việc người chơi giữ vị trí gần đối thủ của họ và tạo áp lực bằng một chuỗi các cuộc tấn công liên tục và dồn dập. Để thực hiện phong cách này, người chơi cần có đôi chân nhanh nhẹn và sử dụng các kỹ thuật đánh trên và móc.

Phong cách Swarmer thường được ưa chuộng bởi những người có tầm đánh ngắn. Một số võ sĩ nổi tiếng sử dụng phong cách này như là Manny Pacquiao và Gennady Golovkin.

ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ Manny Pacquiao. Ảnh: people.com
ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ Gennady Golovkin. Ảnh: bleacherreport.com

2. Phong cách Out-fighter

Những người chơi khác trong boxing có đôi chân nhanh nhẹn và luôn duy trì khoảng cách với đối thủ. Lối chơi của họ tập trung vào việc sử dụng các kỹ thuật boxing chủ yếu như đấm tầm xa hơn, bao gồm đâm và chéo. Một số võ sĩ ngoại hạng nổi tiếng sử dụng lối chơi này là Sugar Ray Leonard và Floyd Mayweather Jr.

ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ Floyd Mayweather Jr. Ảnh: bookingagentinfo.com
ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ Sugar Ray Leonard. Ảnh: spectrumnews1.com

3. Phong cách Slugger

Phong cách này còn được gọi là lối chơi Brawler trong boxing. Những người chơi theo phong cách này thiếu đi sự khéo léo, nhưng họ bù đắp bằng sức mạnh thô sơ. Các tay đấm trong lối chơi này thường sử dụng kỹ thuật chậm chạp và dễ đoán. Tuy nhiên, điểm mạnh của họ là khả năng hạ gục đối thủ chỉ bằng một cú đấm. George Foreman và Vitali Klitschko là những võ sĩ nổi tiếng trong phong cách chơi này.

ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ George Foreman. Ảnh: facts.net
ky_thuat_co_ban_boxing
Võ sĩ Vitali Klitschko. Ảnh: edition.cnn.com

Boxing mang đến cho bạn những lợi ích gì?

1. Có được cơ thể chắc khỏe

Trong quá trình tập boxing, nhóm cơ tay, cơ chân và vai ngực là nhóm cơ hoạt động nhiều nhất. Đánh và đá đòi hỏi sự sử dụng cường độ cao của các nhóm cơ này, giúp tăng cường sức mạnh và sự săn chắc. Đối với nam giới, các nhóm cơ này sẽ giúp cơ thể trở nên vạm vỡ và cường tráng hơn. Đối với nữ giới, tập boxing giúp cơ thể săn chắc và thon gọn hơn.

2. Tăng khả năng tự vệ

Khi tập boxing, ngoài việc để đi thi đấu bạn cũng sẽ học được thêm những  dùng để kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Khi có những tính huống xấu bất ngờ xảy ra thì bạn có đủ khả năng để bảo vệ cho bản thân cũng như người bên cạnh mình.

3. Cải thiện thể hình, vóc dáng

Vì khi tập boxing bạn phải hoạt động rất nhiều, bởi vậy nó rất tốt cho việc giảm mỡ thừa, tiêu thụ calo từ đó giúp cơ thể chúng ta trở nên cân đối và săn chắc hơn.

loi_ich_cua_boxing
Có được cơ thể cân đối và săn chắc hơn khi luyện tập boxing. Ảnh: bodypass.net

4. Dẻo dai, bền bỉ

Khi tập luyện boxing thường xuyên cơ thể bạn trở nên dẻo dai, linh hoạt hơn. Việc tập luyện thường xuyên cũng làm tăng khả năng chịu đựng của cơ thể bạn, duy trì được thể lực tốt.

5. Tốt cho tim mạch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tập boxing rất tốt cho tim mạch. Việc thường xuyên tập luyện giúp các thành mạch máu có sự đàn hồi tốt, kích thích việc luân phiên chuyển máu đến các bộ phận khác trong cơ thể, hạn chế được việc hình thành máu đông, đồng thời ngăn ngừa được các bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

6. Giảm stress

Khi bạn tập luyện thì cơ thể sẽ sản sinh ra chất endorphin làm cơ thể hưng phấn và giảm căng thẳng mệt mỏi. Những bực tức, căng thẳng của bạn sẽ theo những “cú đấm” và tuôn hết ra ngoài.

Tham khảo

evolve-mma.com

punchermedia.com