Triển lãm ‘Ngân nga ở đoạn cuối cơn mơ’ – vén màn bí mật của những hồi ức mơ hồ

Ánh Hậu

|

15:06 02/05/2024

Share

artLIVE – ‘Ngân nga ở đoạn cuối cơn mơ’ là triển lãm cá nhân, trưng bày các tác phẩm của họa sĩ Nghĩa Đặng, thông qua đó, người nghệ sĩ có thể thấu rõ và mổ xẻ những liên kết đằng sau tâm trí và tác phẩm của anh.

trien-lam-ngan-nga-o-doan-cuoi-con-mo
Triển lãm “Ngân nga ở đoạn cuối giấc mơ” đã chính thức mở cửa.

Đôi nét về nghệ sĩ Nghĩa Đặng

Nghĩa Đặng sinh năm 1994 tại Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Studio Art tại Học viện Nghệ thuật Chicago. Anh hiện đang là giảng viên bộ môn Nghệ thuật và Lịch sử Mỹ thuật tại Đại học Hoa Sen, Hồ Chí Minh.

khach-tham-quan-trien-lam-ngan-nga-o-doan-cuoi-con-mo
Khách nước ngoài đến thưởng lãm.

Năm 2018, nam họa sĩ đã thực hiện triển lãm tranh cá nhân đầu tiên “Cảnh tượng của mẫu” tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Factory. Tác phẩm của anh luân phiên chuyển di giữa vòng lặp khôn cùng của thực tế và cõi tưởng tượng để tường thuật lại nhiều câu chuyện, thường là của cảm xúc hỗn mang. Kể từ đó, Nghĩa Đặng cũng đã có rất nhiều tác phẩm được trưng bày tại nhiều không gian trong và ngoài nước như như Galerie Quỳnh (Hồ Chí Minh, Việt Nam), Richard Koh Fine Arts (Singapore), …

Trường phái Lacan trở thành nguồn cảm hứng vô tận

Nghĩa Đặng là một nghệ sĩ lấy cảm hứng từ trường phái Lacan trong lý thuyết phân tâm học.

8R93CzwZPhP2W9R2AhCS6FGYGmKTHHz1QKpIFUu gvqyzNF5bqzdZ PEYdYWoVsIPbZ9Cw6WWbNquJCX408Lkqb NJcecFu cL yFTGa EI6Z3o
Tác phẩm mang bố cục lạ, phá cách.

Trường phái Lacan, hay còn gọi là trường phái Pháp được sáng lập bởi nhà phân tâm học Jaques Lacan. Trường phái này như một phong trào cải cách những giá trị truyền thống của nền văn học nghệ thuật, không còn tuân theo những quy ước xưa cũ, cũng từ đó mà xuất hiện những bức tranh với cấu trúc rất lạ và chủ đề không rõ ràng. Các hoạt động của ông tại Pháp đã góp phần phát triển quan trọng cho khối khoa học của phân tâm học. Hiện nay, “chủ nghĩa Lacan” vẫn là một trường phái tư tưởng phổ biến ở Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.

“May vá” những hồi ức mơ hồ, vô định

“Ngân nga ở đoạn cuối cơn mơ” đối với Nghĩa Đặng mà nói không đơn giản sáng tạo theo bản năng hay hướng đến giải tỏa, mà thông qua việc sử dụng chính bản thân mình như chủ thể trong thực hành, người nghệ sĩ có thể thấu rõ và mổ xẻ những mối liên kết đằng sau tâm trí và tác phẩm của anh.

tac-pham-ngan-nga-o-doan-cuoi-con-mo
Lấy trường phái Lacan làm cảm hứng để đi qua cái gọi là “tàn tích trong sự đổ nát của bản thân”.

“Ngân nga ở đoạn cuối cơn mơ” mang lại một cảm giác mông lung, không rõ ràng sau những trạng thái ngủ. Tranh của anh đưa ta đến gần hơn với khả năng chữa lành, để những vết thương từ sâu trong tâm hồn vô tình được phát ra tiếng. 

Quá trình tạo hình ảnh nắm quyền kiểm soát và dẫn người nghệ sĩ đi một cách vô định. Nam nghệ sĩ chia sẻ rằng, đôi khi anh làm tác phẩm theo linh tính trước rồi trực giác đến sau, nhưng cũng có lúc trực giác đến trước. 

tac-pham-cua-nghe-si-Nghia-Dang
Người nghệ sĩ không cố tái tạo lại giấc mơ mà để cho giấc mơ “dẫn đường”.

Bằng những gam màu tươi sáng như vàng, xanh, hồng, Nghĩa Đặng như tạo ra một giấc mơ ở hiện tại trên giấy hoặc canvas, tiệm cận với cốt lõi đầu tiên mà trực giác mách bảo. 

tac-pham-truong-phai-Lacan
Bức tranh mang những gam màu tươi sáng.

Triển lãm “Ngân nga ở đoạn cuối cơn mơ” kéo dài từ ngày 06/04 đến hết ngày 09/06/2024, từ 11 giờ đến 18 giờ thứ Ba đến thứ Bảy tại Sàn Art – Tòa nhà Millennium, B6.16 & B6.17, 132 Bến Vân Đồn, phường 6, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. 

Ảnh: Sàn Art 

Nguồn tham khảo: 

ngachphantam.wordpress.com

phantamhoc.com