artLIVE – Cơ thể con người mang nhiều sự thật thú vị. Không chỉ thực hiện các chức năng cơ bản như hô hấp, tiêu hóa hay vận động, mà còn có khả năng thích ứng với môi trường xung quanh, xây dựng nên những trải nghiệm tinh thần phong phú khác.
Cơ thể con người sẽ có rất nhiều sự thật khiến chúng ta phải bất ngờ khi tìm hiểu về chúng.
Hệ tuần hoàn
- Tổng chiều dài của các động mạch, mao mạch và tĩnh mạch của một người trưởng thành có thể lên đến 100.000km. Nếu so sánh với chiều dài của Trái Đất là 40.000km thì mạch máu của con người có thể quấn quanh trái đất 2,5 lần.
- Các tế bào hồng cầu phải tự “bóp méo” để đi qua mao mạch. Bởi vì các mao mạch rất nhỏ, đường kính trung bình chỉ bằng khoảng 1/10 đường kính sợi tóc của người. Chính điều này làm hồng cầu cần nhiều thời gian hơn, di chuyển chậm hơn trong mao mạch, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn.
- Càng lớn thì nhịp tim, nhịp thở và huyết áp sẽ càng giảm. Trái tim của một người trưởng thành 60 -100 nhịp/ phút nhưng trái tim của trẻ em chỉ từ 70 – 160 nhịp/phút.
Hệ tiêu hóa
- Có một sự thật là hệ tiêu hóa là hệ thống lớn nhất của cơ thể. Kéo dài từ họng xuống tới đến ruột và nặng khoảng 7- 9 kg ở người.
- Hệ thống thần kinh ruột được xem là bộ não thứ 2 của con người. Điều này lí giải tại sao cảm xúc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng như đau bụng hoặc tiêu chảy khi cảm thấy căng thẳng.
- Hệ thống đường ruột vô cùng đa dạng khi nó chứa hàng tỷ vi khuẩn và vi sinh vật có ích, chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Đối với dạ dày, chúng có khả năng chứa lượng thức ăn lớn và có tính chất đàn hồi. Khi dạ dày có thể giãn ra đến 1,5 lít để đón nhận thức ăn và sau đó co lại để xử lý, cuối cùng là chuyển tiếp chúng xuống ruột non.
- Ngoài ra, khi bạn stress có thể gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Bởi khi căng thẳng, cơ thể thường sản xuất nhiều cortisol, chất này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
Mắt
- Mắt của chúng ta có khả năng phản xạ nhanh chóng, với thời gian phản ứng chỉ khoảng 1/4 đến 1/2 giây. Điều này giúp chúng ta phản ứng nhanh trước các tác động từ môi trường xung quanh.
- Đôi mắt của chúng ta có khả năng nhận diện cả triệu màu sắc khác nhau và phản ứng với ánh sáng chỉ trong một phần ngàn của một giây.
- Mắt khả năng sản xuất nước mắt để làm sạch bề mặt và loại bỏ bụi bẩn hoặc các tạp chất.
- Đôi mắt còn là “Cửa sổ tâm hồn” khi nó là phương tiện chính để truyền đạt cảm xúc. Ta có thể đoán được tâm trạng của một người như vui vẻ, buồn bã, lo lắng hoặc kỳ vọng khi nhìn vào ánh mắt của họ.
DNA
- Mỗi con người chúng ta có khoảng 99,9% các gen giống nhau. Nhưng chỉ cần khoảng 0,1% gen khác biệt thì sẽ có sự đa dạng về ngoại hình và tính cách.
- Tất cả con người đều có chung 98,7% DNA với các loài linh trưởng như khỉ đột, đười ươi và tinh tinh.
- Một sự thật đáng kinh ngạc nữa là DNA trong tất cả các tế bào của chúng ta sẽ có đường kính xấp xỉ gấp đôi đường kính của hệ mặt trời.
- Trong cơ thể chúng ta có khoảng ba tỷ đơn vị tạo nên bộ gen. Sẽ mất khoảng 50 năm để gõ ra toàn bộ bộ gen – nhưng bạn cần gõ với tốc độ 60 từ mỗi phút, trong 8 giờ mỗi ngày.
Hệ thống miễn dịch
- Có một điều thú vị là hệ miễn dịch của chúng ta có một “trí nhớ” và khả năng nhận diện vô cùng tốt. Khi có những virus gây bệnh xuất hiện, hệ thống miễn dịch sẽ có cách “đối phó” với chúng trong tương lai.
- Khi bạn sốt, tức là lúc này hệ miễn dịch đang hoạt động “hết công suất”, kích thích khả năng đáp ứng miễn dịch và tiêu diệt kháng nguyên gây bệnh.
- Hệ thống miễn dịch không nằm ở một vị trí nhất định trong cơ thể như tim hay não. Thay vào đó, các tế bào tạo nên hệ thống miễn dịch được sản xuất ở khắp các cơ quan trong cơ thể.
- Khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, lúc này cơ thể chúng ta sẽ xảy ra những triệu chứng như dị ứng, nổi mề đay hoặc sốc phản vệ,…
- Hệ thống miễn dịch cũng trở nên yếu hơn khi chúng ta già đi. Lúc này, các mô của hệ miễn dịch bắt đầu co lại, số lượng hồng cầu và hoạt động của nó cũng giảm đi đáng kể.
Tham khảo:
alphabiolabs.co.uk
lenstore.co.uk
verywellhealth
livescience.com