Cúp FIFA Jules Rimet từng bị đánh cắp đến hai lần

Annie Nguyen

|

11:40 28/03/2024

Share

artLIVE – Cúp FIFA Jules Rimet Trophy có câu chuyện đầy thú vị của riêng nó khi bị đánh cắp đến hai lần. Đến nay, chiếc cúp danh giá này vẫn chưa được tìm thấy. 

World Cup là giải đấu bóng đá danh giá, quy tụ các đội tuyển vô địch từ khắp nơi trên thế giới. Giải bóng được tổ chức bởi FIFA – Fédération Internationale de Football Association – Liên đoàn Bóng đá quốc tế, định kỳ bốn năm một lần. 

cup_fifa_jules_rimet_bi_danh_cap
Cúp FIFA World Cup đã là niềm khao khát của bất kỳ đội tuyển nào. Ảnh: goal.com. 

Chiếc cúp của giải đấu cũng trở thành một trong những danh hiệu được “thèm muốn” nhất trong bóng đá thế giới. Từ khi ra đời, cúp FIFA World Cup là niềm khao khát của bất kỳ đội tuyển nào. Ngoài ra, nó cũng trở thành một biểu tượng thể thao nổi tiếng trên khắp toàn cầu. 

Cúp Jules Rimet Trophy (1930 – 1970)

Cúp Jules Rimet Trophy được sử dụng là chiếc cúp chính của giải FIFA World Cup trong khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1970. Ban đầu, nó mang tên Victory – nghĩa là “Chiến thắng” và thường được gọi là Coupe du Monde (tiếng Pháp có nghĩa là World Cup). 

cup_jules_rimet
Chiếc cúp được đặt tên theo chủ tích của cơ quan quản lý bóng đá thế giới FIFA – Jules Rimet. Ảnh: i.pinimg.com. 

Chiếc cúp được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp – Abel Lafleur, nó cao 35cm và nặng 3,8kg. Cúp Jules Rimet được làm bằng bạc sterling mạ vàng và có đế màu xanh lam làm bằng đá quý gọi là lapis lazuli. 

Đến năm 1946, cúp được đổi tên thành Jules Rimet Trophy – vinh danh kỷ niệm 25 năm ngày nhậm chức của chủ tịch FIFA đầu tiên. Sau đó, nó được đưa đến Uruguay cùng với các đội tuyển quốc gia Pháp, Romania và Bỉ để tham dự giải World Cup đầu tiên.

Bị đánh cắp lần đầu sau Thế chiến Thứ hai

Mặc dù cúp Jules Rimet vẫn nguyên vẹn sau Thế chiến Thứ hai, nhưng nó đã bị đánh cắp vào năm 1966 trước khi giải World Cup diễn ra ở Anh. Chiếc cúp thường được lưu giữ tại trụ sở chính của FIFA tại Thụy Sĩ.

Vào tháng 2 năm 1966, công ty tem của Stanley Gibbons đã được phép trưng bày chiếc cúp trong triển lãm Stampex của họ vào tháng 3, với điều kiện nó phải luôn được canh gác nghiêm ngặt. Jules Rimet được bảo hiểm với giá 30.000 bảng Anh, dù giá trị chính thức của nó thời điểm ấy chỉ tầm 3.000 bảng Anh.

image 129
Cúp Jules Rimet đã bị đánh cắp vào năm 1966 trước giải World Cup diễn ra ở Anh. Ảnh: olympics.com.

Cuộc triển lãm được tổ chức tại Hội trường Trung tâm Westminster, khai mạc vào ngày 19 tháng 3 năm 1966, và chiếc cúp trở thành một điểm thu hút lớn. Hai sĩ quan mặc đồng phục bảo vệ chiếc cúp suốt đêm, ban ngày được tăng cường bởi hai sĩ quan mặc thường phục. 

Vào ngày 20 tháng 3, khi bảo vệ bắt đầu tuần tra vào buổi trưa, họ nhận thấy ai đó đã mở tủ trưng bày và chiếc cúp đã biến mất. 

Sở Cảnh sát Scotland Yard nắm quyền kiểm soát vụ việc và giao nó cho Flying Squad – Đội Bay (tạm dịch) – Đội ban đầu được thành lập để thực hiện giám sát và thu thập thông tin tình báo về những tên cướp và kẻ móc túi. Cảnh sát đã bắt đầu truy tìm hai nghi phạm tiềm năng nhưng mô tả mà các tờ báo đưa ra lại không khớp với một trong hai người đàn ông mà các nhân chứng đã nhìn thấy.

Vào ngày 21 tháng 3, Joe Mears – Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá, nhận được một cuộc điện thoại nặc danh. Sau đó, một bưu kiện đã được chuyển đến nhà của Mears.

Nó chứa lớp lót có thể tháo rời từ đỉnh cúp và một mảnh giấy yêu cầu 15.000 bảng Anh tiền chuộc bằng tờ 1 bảng và tờ 5 bảng. Ngay sau đó Mears nhận được một cuộc gọi khác – một người đàn ông tự nhận mình là Jackson đã đổi hướng dẫn thành tờ 5 bảng và 10 bảng.

image 130
Chiếc cúp được thiết kế bởi nhà điêu khắc người Pháp – Abel Lafleur, nó cao 35cm và nặng 3,8kg. Ảnh: goal.com. 

Bất chấp những lời cảnh báo, Mears vẫn liên lạc với cảnh sát, gặp Thanh tra Thám tử Charles Buggy của Đội Bay và đưa tấm lót cúp cùng lá thư cho anh ta. Cảnh sát yêu cầu Mears làm theo yêu cầu trong lá thư và liên hệ với ngân hàng để tạo khoản thanh toán tiền chuộc giả. Hai sĩ quan cảnh sát sẽ đóng vai trợ lý cho Mears trong việc giao tiền.

image 131
Chiếc cúp thường được lưu giữ tại trụ sở chính của FIFA tại Thụy Sĩ. Ảnh: cbc.ca. 

Thanh tra Buggy thay Mears để gặp Jackson. Buggy lái xe đến công viên, theo sau là một số xe của Đội Bay. Trên đường Jackson dẫn Buggy đi lấy chiếc cúp, hắn phát hiện những chiếc xe tải của Đội Bay đang theo sau và bắt đầu cảm thấy lo lắng. Tại ngã rẽ ở đường Kennington Park, hắn bảo Buggy dừng lại và nói rằng bản thân mình sẽ đi lấy cúp. Sau đó, hắn ta bỏ trốn. Tuy nhiên, hắn vẫn bị bắt và bị hộ tống đến đồn cảnh sát Kennington.

Tại đồn, cảnh sát nhận ra Jackson chính là Edward Betchley, một tên trộm vặt và buôn bán ô tô đã qua sử dụng, từng bị kết tội trộm cắp và nhận đồ ăn trộm. Betchley phủ nhận việc đã đánh cắp chiếc cúp. Betchley khai rằng một người có biệt danh là “The Pole” đã đề nghị hắn 500 bảng Anh để làm người trung gian. 

Vào ngày 27 tháng 3, David Corbett và chú chó Pickles của anh đang đi dạo ở quận Beulah Hill phía Đông Nam London nước Anh, thì Pickles bắt đầu đánh hơi một bưu kiện nằm dưới hàng rào nhà Corbett. Nó được gói trong một tờ báo cũ, buộc bằng dây. Khi mở bưu kiện ra, anh nhận ra chiếc cúp, sau đó Corbett giao gói hàng cho cảnh sát ở đồn cảnh sát Gipsy Hill.

image 132
David Corbett và chú chó Pickles đã tìm thấy chiếc cúp Jules Rimet. Ảnh: olympics.com. 

Lần thứ hai bị đánh cắp và vẫn chưa được tìm thấy

Cúp Jules Rimet bị đánh cắp lần thứ hai vào năm 1983. Không giống như vụ trộm đầu tiên vào năm 1966, chiếc cúp này chưa bao giờ được tìm thấy.

cup_fifa_jules_rimet_bi_danh_cap
Cúp Jules Rimet bị đánh cắp lần thứ hai vào năm 1983. Ảnh: paimages.co.uk. 

Một chủ ngân hàng và đại lý câu lạc bộ bóng đá tên là Sérgio Pereira Ayres là kẻ chủ mưu vụ trộm. Peralta giao chiến với hai người đàn ông khác, một cựu sĩ quan cảnh sát tên là Francisco Rivera và José Luiz Vieira. Peralta và đồng bọn đột nhập vào tòa nhà của Liên đoàn bóng đá Brazil – CBF và sau khi đánh bại người gác đêm, bọn chúng đã đánh cắp chiếc cúp và hai chiếc cúp khác là Equitativa Jurrito

Peralta và những kẻ tình nghi còn lại đã bị bắt, người ta cho rằng chiếc cúp đã bị Juan Carlos Hernández, một nhà buôn vàng người Argentina nấu thành vàng miếng. Hernández bị bắt cùng với các nghi phạm nhưng khi nhận án, tất cả đều bỏ trốn. Chiếc cúp chưa bao giờ được tìm thấy.

Liên đoàn bóng đá Brazil đã đặt mua một bản sao chiếc cúp vào năm 1984 và bản sao còn lại do Hiệp hội bóng đá chế tạo sau vụ trộm đầu tiên vào năm 1966, đã được FIFA mua trong một cuộc đấu giá vào năm 1997. Một thợ kim hoàn người Anh tên là George Bird đã tạo ra một bản sao bằng đồng mạ vàng của bản gốc sau khi được ủy quyền.

cup_fifa_jules_rimet_bi_danh_cap
Cầu thủ bóng đá người Brazil Carlos Alberto nâng cao Cúp Jules Rimet vào năm 1970. Chiếc cúp lại bị đánh cắp ở Brazil 13 năm sau đó. Ảnh: cbc.ca. 

Phần nguyên bản duy nhất của chiếc cúp Jules Rimet còn tồn tại cho đến ngày nay là phần đế ban đầu, được đổi chỗ vào năm 1954 bằng một chiếc cao hơn. Mảnh này được phát hiện vào năm 2015, cất giấu dưới tầng hầm của trụ sở FIFA ở Zurich, Thụy Sĩ.

Tham khảo

olympics.com

jobsinfootball.com