Thế giới động vật có những sự thật thú vị nào? (Phần 2)

Annie Nguyen

|

16:38 09/01/2024

Share

artLIVE – Thế giới động vật vẫn còn ẩn chứa nhiều sự thật thú vị mà ít người biết được. Các loài động vật luôn có riêng cho mình những tập tính độc đáo để có thể thích nghi giữa môi trường tự nhiên. 

Bên cạnh những thông tin cơ bản về các sinh vật tồn tại xung quanh thì thế giới động vật vẫn còn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ thú, đang đợi con người khai phá. Những tập tính khu biệt của từng loài vật đều mang chức năng giúp chúng hòa nhập và thích nghi tốt hơn trong môi trường tự nhiên để sinh tồn.

Làm thế nào để ếch sống sót qua mùa đông?

Khác với con người thường dùng nhiệt hoặc áo ấm để vượt qua mùa đông, loài ếch có tập tính tự đóng băng bản thân mình để thoát khỏi thời tiết khắc nghiệt những ngày cuối năm. 

su_that_dong_vat
Ếch gỗ thường được nhìn thấy nhiều ở Bắc Mỹ. Ảnh: wikimedia.org. 

Ếch gỗ thường được nhìn thấy nhiều ở Bắc Mỹ là một đại diện điển hình. Chúng có các cơ quan bơm nước lấp đầy từng khoang nhỏ trong cơ thể. Dần dần, hơn 65% nước hóa thành băng và hơi thở cũng như thính giác của chúng bắt đầu ngừng hoạt động. 

Ếch gỗ có một chất trong cơ thể làm giảm nhiệt độ đóng băng, ngăn không cho chúng bị đóng băng hoàn toàn và chết. Trong thời gian ngủ đông lạnh, nhiệt độ cơ thể của ếch duy trì trong khoảng từ -1°C đến -6°C. 

ech_go_bac_my
Loài ếch có tập tính tự đóng băng bản thân mình để thoát khỏi thời tiết khắc nghiệt những ngày cuối năm. Ảnh: thvl.vn. 

Ngoài ra, quá trình trao đổi của loài ếch này cũng được giảm xuống, giúp chúng tồn tại xuyên suốt mùa đông mà không cần thức ăn. Đến khi mùa xuân về, nhiệt độ dần tăng lên, băng bên trong cơ thể ếch sẽ dần tan chảy. Khi ấy, tế bào và máu bắt đầu được lưu thông và cơ thể trở về trạng thái bình thường. 

Rái cá nắm “tay” nhau khi ngủ 

Khi đi đến những nơi đông người, chúng ta vẫn thường nắm tay nhau để tránh việc bị lạc và tạo cảm giác an toàn cho bản thân. Loài rái cá biển cũng như thế. 

su_that_dong_vat
Khi ngủ, rái cá nắm “tay” lẫn nhau để không bị trôi dạt ra xa nhau do dòng hải lưu. Ảnh: kenhdongvat.com. 

Rái cá biển được tìm thấy dọc theo bờ biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ và Châu Á. Chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước, nổi trên lưng và thậm chí ngủ theo cách đó. Khi ngủ, chúng nắm “tay” của bạn tình để không bị trôi dạt ra xa nhau do dòng hải lưu. 

Khi một đàn rái cá biển cùng nhau bơi lội thì được gọi là “bè”. 

rai_ca_nam_tay
“Chiếc bè” lớn nhất từng được thấy bao gồm hơn 2000 con rái cá biển cùng nhau trôi nổi. Ảnh: kenh14cdn.com. 

“Chiếc bè” lớn nhất từng được thấy bao gồm hơn 2000 con rái cá biển cùng nhau trôi nổi. Rái cá biển cái ôm con trên ngực trong khi nổi trên mặt nước bằng lưng của mình. Đôi khi, chúng bám mình và con vào rong biển hoặc các loài thực vật biển khác để không bị trôi đi.

Thằn lằn “nhảy múa” để tránh cái nóng giữa sa mạc 

Để giải nhiệt giữa thời tiết khắc nghiệt của sa mạc, thằn lằn mõm xẻng – loài động vật bò sát được tìm thấy ở sa mạc Sahara ở Bắc Phi. Khi cát bắt đầu trở nên quá nóng, không thể đứng vững bằng chân, thằn lằn tự giữ thăng bằng trên đuôi và giơ hai chân lên cùng một lúc. 

su_that_dong_vat
Thằn lằn mõm xẻng – loài động vật bò sát được tìm thấy ở sa mạc Sahara ở Bắc Phi. Ảnh: istockphoto.com. 

Nó giơ hai chân lên xen kẽ giữa phía trước bên trái rồi đến phía sau bên phải, và ngược lại – trong khoảng 10 giây mỗi chân. Thằn lằn hành động như vậy để làm mát đôi chân của mình. Khi thằn lằn mõm xẻng làm điều này, nó trông như đang nhảy múa.

Thằn lằn cũng lợi dụng cát để ẩn náu và săn mồi. Khi chúng phát hiện ra kẻ săn mồi, thằn lằn bắt đầu lao xuống và vùi mình trong cát. 

than_lan_mom_xeng
Khi cát bắt đầu trở nên quá nóng, thằn lằn tự giữ thăng bằng trên đuôi và giơ hai chân lên cùng một lúc. Ảnh: istockphoto.com. 

Nó ẩn dưới một lớp cát và chỉ thò đầu ra ngoài. Thằn lằn gây bất ngờ cho con mồi bằng cách nhanh chóng chui ra khỏi cát và tóm lấy nó. Thằn lằn mỏm xẽng thường ăn côn trùng nhỏ như bọ cánh cứng, bướm đêm và nhện.

Hành động nào của loài thỏ biểu thị chúng đang cảm thấy bị đe dọa? 

Đối với thỏ, dậm chân sau là một phản ứng tự nhiên trước bất kỳ mối nguy hiểm nào mà chúng có thể cảm nhận được qua khứu giác, thính giác hoặc thị giác. 

Những lúc như vậy, thỏ sẽ đứng bằng cả bốn chân, đôi khi ở tư thế kiễng chân, vểnh tai lên rồi dậm chân sau để cảnh báo những con thỏ khác trong chuồng rằng có nguy hiểm. Một số con có thể chỉ dậm bằng một chân hoặc dùng cả hai chân một lúc để “phát ra” tín hiệu với đồng loại. 

su_that_dong_vat
Đối với thỏ, dậm chân sau là một phản ứng tự nhiên trước bất kỳ mối nguy hiểm nào. Ảnh: i.pinimg.com. 

Thỏ không phải là loài động vật dùng tiếng kêu để giao tiếp, chính vì vậy việc sử dụng hành động là một cách quan trọng để chúng truyền và nhận tín hiệu. Những chú thỏ vẫn giữ nguyên tư thế dậm chân mạnh cho đến khi cảm thấy rằng mối nguy hiểm chắc chắn đã qua. 

Mắt của tuần lộc có thể thay đổi 

Đối với con người, chúng ta cần phải căng mắt ra trong không gian tối để có thể nhìn rõ hơn. Tuy nhiên, loài tuần lộc chỉ cần thay đổi màu mắt để có thể thích ứng tốt hơn vào ban đêm. 

Tuần lộc sinh sống chủ yếu ở vùng Bắc Cực lạnh giá và thường được nhìn thấy ở phía Bắc Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Greenland – một quốc gia tự trị trong Vương quốc Đan Mạch. 

su_that_dong_vat
Tuần lộc sinh sống chủ yếu ở vùng Bắc Cực lạnh giá và thường được nhìn thấy ở phía Bắc Âu, Châu Á, Bắc Mỹ và Greenland. Ảnh: i.pinimg.com. 

Nhiệt độ ở vùng Bắc Cực có thể chạm ngưỡng -50 độ C từ tháng 11 cho đến tháng 2. Suốt thời gian này, hầu hết các ngày mặt trời đều không mọc, chính vì vậy không gian luôn chìm trong bóng tối. Điều này làm cho động vật khó hoạt động trong việc săn mồi, tìm kiếm thức ăn. 

Bên cạnh đó, tuyết còn phản chiếu lại tia cực tím – một loại ánh sáng vô hình và vô cùng có hại. Khi trời tối, đồng tử của con người thường giãn ra, trở nên to hơn để cho phép nhiều ánh sáng đi vào mắt hơn. 

mat_tuan_loc_doi_mau
Nhờ sự thay đổi này, mắt tuần lộc chuyển sang màu xanh lam và tuần lộc có thể nhìn rõ trong bóng tối. Ảnh: sohanews.sohacdn.com. 

Tương tự như vậy, mắt của tuần lộc giãn ra trong suốt mùa đông. Chính vì điều đó đã gây áp lực liên tục lên mô (được gọi là tapetum lucidum) trong mắt làm thay đổi cách mắt phản chiếu ánh sáng. 

Nhờ sự thay đổi này, mắt tuần lộc chuyển sang màu xanh lam và tuần lộc có thể nhìn rõ trong bóng tối. Tuy nhiên, tuần lộc có thể nhìn thấy tia cực tím khi mắt nó đổi màu từ vàng sang xanh. Điều này giúp chúng định hướng xung quanh, tìm thức ăn và phát hiện những kẻ săn mồi.

Tham khảo 

champak.in